Giai thoại Đường_Minh_Hoàng

Di hoa tiếp mộc

Bài chi tiết: Đạt Hề Doanh Doanh

Đạt Hề Doanh Doanh là tiểu thiếp của một hoạn quan[Ghi chú 47] được Đường Minh Hoàng sủng ái. Doanh Doanh chẳng những tài sắc vẹn toàn mà còn là người rất phong lưu, lãng mạn. Có một hôm nàng giấu một tên Thiên Ngưu vệ vào trong phòng của mình đến nhiều ngày. Việc tên Thiên Ngưu vệ mất tích truyền đến tai nhà vua, thế là có chiếu lệnh cho lục soát khắp toàn thành. Cha của viên Thiên Ngưu vệ khai rằng hắn ta trước từng đến thăm bệnh viên hoạn quan là "chồng" của Đạt Hề Doanh Doanh. Tên Thiên Ngưu vệ biết chuyện rất sợ hãi, nhưng Doanh Doanh đã nghĩ ra một kế để giải nguy cho hắn ta[119]. Sau đó viên Thiên Ngưu vệ lẻn trốn khỏi nhà hoạn quan rồi chạy đến yết kiến Đường Minh Hoàng. Nhà vua giận dữ, hỏi mấy hôm nay hắn đã đi đâu. Hắn trả lời với nhà vua một điều gì đó mà khiến ông chẳng những không trị tội mà còn bật cười nữa[120].

Ngày hôm sau Quắc Quốc phu nhân đến, Minh Hoàng trách rằng tại sao lại giấu trai trong phủ lâu đến vậy. Thì ra Đạt Hề Doanh Doanh đã dụng kế để tên Thiên Ngưu vệ miêu tả lại cách bày trí phòng ốc và thói quen ăn uống của Quắc Quốc phu nhân, mà chuyện phu nhân giấu trai trong nhà cả thành Trường An không ai lạ gì[120], nhà vua dù có biết được cũng vì cả nể Dương quý phi nên không thể trị tội. Sách Mưu trí thời Tùy Đường gọi đây là kế "di hoa tiếp mộc", nghĩa đen là lấy cành hoa này mà cắm lên cây khác[120].

Lực Sĩ cởi giày, Quý phi mài mực

Bài chi tiết: Lý Bạch
Tranh vẽ Lực Sĩ cởi giày, Quý phi mài mực thời Thanh.

Bấy giờ Đường Minh Hoàng nghe danh tiếng của Lý Bạch, nên hạ lệnh triệu tập ông ta đến Trường An phục vụ cho triều đình. Ở đây, nhiều đạo sĩ và văn nhân mến tài của Lý Bạch, trong đó có Hạ Tri Chương, người đã đặt cho ông biệt danh Trích Tiên giáng trần[121]. Đường Minh Hoàng nhiều lần thử tài Lý Bạch, cuối cùng cũng phải công nhận tài năng của ông ta, và tổ chức một bữa tiệc lớn để thết đãi, đích thân chuẩn bị món canh cho ông[121][122], và ban cho chức Học sĩ viện Hàn lâm. Vì Lý Bạch biết tiếng Phiên, nên Minh Hoàng đã nhờ ông viết giùm bức thư trả lời công văn của vua Thổ Phiên gửi sang. Lý Bạch mặt đỏ, liểng xiểng đi đến Cao Lực Sĩ, đưa chân cho y tháo giày, rồi ngoắc Dương Quốc Trung (có thuyết cho là Dương Quý phi) lại mài mực ông mới chịu viết. Hai người này đành phải làm theo[123].

Nhà vua dẫn Dương Quý phi ra ngắm hoa, sai nhạc đội ca hát, lại vời Lý Bạch đang say rượu vào viết lời nhạc chúc tụng cho Quý phi. Lý Bạch đang say viết liền 3 bài Thanh Bình điệu. Vua và Quý Phi rất thích. Dương Quốc TrungCao Lực Sĩ căm giận bị Lý Bạch làm nhục, bèn lấy một đoạn trong bài, nói rằng Lý Bạch có ý so Quý phi với Triệu Phi Yến đời nhà Hán[124]. Nhà vua vì nể sợ Quý phi, đành phải đem vàng lụa ra tặng rồi đuổi khéo Lý Bạch về vườn[125].

Gặp Quý phi trên cung trăng

Bài chi tiết: Tết Trung thu

Có truyền thuyết cho rằng sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương Dương Quý Phi không nguôi. Đêm rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, một vị tiên xuất hiện tình nguyện đưa vua đi gặp Quý Phi. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chấm mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi lên cung Quảng, nhìn thấy Quý Phi xưa trong đoàn vũ. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết Ngắm Trăng[126][127].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường_Minh_Hoàng http://blog.sina.com.cn/s/blog_471fa0c7010090rm.ht... http://english.cri.cn/12394/2016/12/31/2743s948606... http://guoxue.baidu.com/page/d0c2ccc6cae9/95.html http://www.britannica.com/EBchecked/topic/274034 http://discovery.cctv.com/20080214/102466.shtml http://www.doisongphapluat.com/doi-song/an-choi/te... http://www.erct.com/2-ThoVan/PXuanHy/DuongQuyPhi.h... http://kilopad.com/Tieu-su-Hoi-ky-c12/doc-sach-tru... http://onggiaolang.com/38-khai-thien-thinh-the/ http://phimhd7.com/thien-tu-tam-long-12271/